Bột cam thảo là gì?
Cam thảo là loại cây thực vật có hoa thuộc bản địa châu Á, họ đậu (Họ cánh bướm) có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis. Ở Việt Nam tùy theo vùng miền mà sẽ có tên gọi khác nhau như sinh cam thảo, quốc lão, bắc cam thảo, sinh cam thảo… Bột cam thảo là sản phẩm được tạo ra nhờ quá trình bào chế rễ cây cam thảo để cho ra dạng bột sử dụng dễ dàng và hiệu quả hơn.
Mục lục
Bột cam thảo trị bệnh gì?
Cam thảo được biết đến với những công dụng chữa bệnh như sau:
- Long đờm, giảm ho, sốt.
- Cơ thể được bồi bổ sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Chống viêm loét dạ dày.
- Chữa đau bụng, tiêu chảy.
- Thanh nhiệt, làm mát cơ thể.
- Giảm mỡ trong máu.
- Giải độc, đặc biệt là độc tố uốn ván, bạch hầu.
- Tăng cường sức khỏe bảo vệ gan.
- Ức chế khả năng phát triển của những tế bào ung thư.
- Ngoài ra còn giúp chị em có làn da màng mịn trong sáng lên tức thì.
Đặc điểm nhận biết bột cam thảo:
- Màu sắc: Nâu nhạt.
- Hình dạng: Bột mịn.
- Thành phần hóa học của bột cam thảo có chứa nhiều hoạt chất như: Glucid, tinh bột,.. đặc biệt là 2 chất saponosid và flavonoid.
Cách sử dụng bột cam thảo đúng cách:
- Lấy từ 2-3 thìa bột cam thảo, nửa trái cà chua chín được xoay nhuyễn, 1 thìa nước cốt chanh và 3 giọt dầu oliu.
- Trộn hỗn hợp cho đều và thoa lên mặt sau khi đã được rửa sạch, thư giãn trong thời gian 30 phút và rửa sạch lại với nước. Nên sử dụng từ 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bảo quản nơi khô ráo tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Cam thảo được sản xuất ở đâu?
- Cam thảo được sản xuất nhiều nước trên thế giới như: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq, Afghanistan, Pakistan, Uzbekistan, Azerbaijan và Turkmenistan. Trong đó, nhà sản xuất cam thảo lớn là M&F Worldwide chiếm hơn 70% sản lượng toàn cầu.
Lưu ý sử dụng sản phẩm bột cam thảo:
- Không dùng cho phụ nữ có thai, sẽ khiến thai bị suy dinh dưỡng, dễ bị sinh non, hoặc dị tật thai nhi. Đối với nam giới chỉ nên dùng 8g 1 ngày, nếu dùng nhiều và kéo dài sẽ bị giảm khả năng sinh lý, giảm hệ miễn dịch, gây phù nề, tăng huyết áp. Người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định, bị táo bón lâu ngày không nên sử dụng cam thảo bắc.